tháng 1 05, 2024

VÔ LIÊM SỈ LÀ GÌ? - Truyện ngắn

Khi đất nước loạn lạc, đời sống thiếu thốn khổ cực, có một nhóm người bỏ đất nước chạy sang một số nước châu Âu yên ổn, giàu có hơn để sinh sống. Điều đó cũng chẳng có gì đáng nói, bởi trong một nhà anh em cùng cha mẹ đẻ ra cũng còn mỗi người mỗi nết, người chăm chỉ, kẻ lười nhác, chẳng ai giống ai cả! Mà phàm những đứa lười nhác thì lại thường “ăn thì chỉ chọn miếng ngon, làm thì chọn việc cỏn con mà làm”.

     Có người gặp họ hỏi, họ trả lời rằng:

     - Do không chịu được sự o ép của chế độ mới.

     Lại hỏi:

     - Thế họ o ép các người những gì?

     - À, họ ép buộc chúng tôi phải làm việc.

     - Thế không làm thì lấy gì mà cho vào mồm?

     - Sao ở đây bọn tôi không phải làm mà vẫn có ăn.

     - Vậy hằng ngày các người sinh sống ra sao?

     - Ăn, ngủ rồi đi chơi, cuối tháng xếp hàng lĩnh trợ cấp thất nghiệp.

     - Tất cả đều thế à?

     - Hầu hết!

     - Thế số còn lại?

     - Mở các quán nhỏ, gặp gì buôn nấy. Ai không có vốn thì đi làm thuê, thuê gì cũng làm!

     - Kể cả thuê giết người?

     - Không phải ai cũng có gan giết người.

     - Thế còn chửi nhau?

     - Cái đó thì vô tư đi! Có người thuê, có tiền là làm liền hà, vì chửi nhau liên tục từ sáng đến tối cũng chẳng tốn mấy công sức.

     - Thế không sợ ăn đòn à?

     - Có chứ , nhưng nếu đói quá thì cũng phải nhắm mắt làm liều thôi.   

     - Thế nếu có đứa thuê chửi ông, cha mình thì có làm không?

     - Cũng còn phải xem xem thế nào đã.

     - Xem cái gì nữa, được trả nhiều tiền mà!

     - Nếu được trả nhiều tiền thì cũng có thể nhận.

     - Dù sao cũng là người Việt Nam, các người có biết một câu tục ngữ:

     “Con không chê cha mẹ khó, chó chẳng chê chủ nghèo” không?

     - Ai chẳng biết câu tục ngữ ấy!

     - Thế khi bỏ đất nước ra đi chỉ vì đất nước nghèo đói. Sang nước người hằng ngày sống bằng trợ cấp, hoặc đi xin ăn. Để kiếm vài đồng hào lẻ của người khác mà nỡ quay cổ lại chửi cả ông cha mình, các người có bao giờ tự hỏi rằng mình có bằng những con chó hay không?

     - Mọi sự so sánh đều khập khễnh! Mà nghe chừng ông ăn nói thô thiển, khó nghe quá!

     - Các người lại quên mất câu này rồi: “Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy” đối với các người nói thế sợ còn quá ư mềm mỏng, chưa xứng với sự đểu cáng của các người, vì lười biếng, vì chút cơm thừa canh cặn mà nỡ đem cả tổ phụ mình ra mà chửi. Thế, nói thế có đúng không?

     - Ông nói cũng có phần đúng, nhưng mà nghe khó lọt tai lắm!

     - Các người lưu vong nên quên hầu hết những gì mà ông cha đã dặn.

     - Đến đất nước chúng tôi còn chẳng mấy quan tâm, nói chi đến cái khác! Thế các cụ dặn cái gì?

     - Các cụ dặn rằng : “Thuốc đắng giã tật, nói thật mất lòng”.

     Những điều nói vừa rồi tuy nghe không êm tai, nhưng làm người ta phải suy nghĩ. Nếu còn chút liêm sỉ chắc các người phải xấu hổ lắm, sẽ phải kiếm lấy một việc gì đó mà làm chứ ai lại vì miếng ăn mà nỡ đem tổ phụ của mình ra mà chửi bao giờ!

     - Có thể chúng tôi sẽ suy nghĩ thêm về điều này!

 

                                                                                                               Hà Nội, 2005.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét