tháng 5 30, 2023

Đồ Sơn đẹp

 

ĐỒ SƠN ĐẸP 

Đã mấy năm rồi, mới về đây,

Đồ Sơn vẫn đep, nắng vẫn đầy.

Ôi nhành phượng vĩ sao đỏ thế?

Như nụ hôn nồng mãi đắm say! 

                      Đồ Sơn, 28/05/2023.




tháng 5 08, 2023

Cháu nội


 

HOA HỒNG VÀNG


 

Những mẩu chuyện được ghi lại khi còn đi làm

 Những mẩu chuyện được ghi lại khi còn đi làm

A-   Ông Đinh Đức Thiện: 

(15 tháng 11 năm 1914 – 21 tháng 12 năm 1986), tên thật là Phan Đình Dinh, là một vị tướng lĩnh cấp cao, hàm Thượng tướng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch nhà nước nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Cơ khí Luyện kim, Bộ trưởng Phụ trách dầu khí, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần. nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá III và khoá IVHuân chương Sao vàng. Ông được mệnh danh là "Anh cả của ngành vận tải quân sự Việt Nam".

Ông Đinh Đức Thiện làm Bộ trưởng Bộ Cơ khí và Luyện kim kiêm Bộ trưởng Bộ Giao thông giai đoạn 1969 – 1971.

Từ 7/2/1980 đến 23/4/1982, ông là Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.

Ông đã nói trong một hội nghị của Bộ GTVT:

1- “Tôi chỉ học lớp 10 trừ sáu (tức là lớp 4) nhưng làm bộ trưởng bộ nào cũng dư sức”.

2- Tôi đi cùng đoàn của Bộ, có cả bộ trưởng Thiện xuống cảng Vật Cách Hải Phòng để kiểm tra tiến độ thi công và chất lượng công trình. Khi bước trên xe ô-tô xuống đất, ông Thiện dẵm phải vũng nước ướt giày.

Ông đã cáu giận quát lên:

-          “Thằng nào thiết kế cái cảng này mà ngu như chó”!

 Trong đoàn đi lúc đó có mặt cả ông Nguyễn Ngọc Cẩn: Viện Phó Viện Thiết kế Giao thông - Phó Tiến sĩ khoa học kỹ thuật tốt nghiệp ở Liên xô về và là người thiết kế cảng này.

 

 B-   Ông Đồng Sỹ Nguyên

Đồng Sĩ Nguyên (1 tháng 3 năm 1923 – 4 tháng 4 năm 2019), còn được viết là Đồng Sỹ Nguyên, tên thật Nguyễn Hữu Vũ, là một cựu tướng lĩnh và chính trị gia của Việt Nam. Ông là vị Tư lệnh của Binh đoàn Trường Sơn trong thời gian lâu nhất (1967–1975) và là một trong hai vị tướng Quân đội nhân dân Việt Nam được phong quân hàm vượt cấp từ Đại tá lên Trung tướng.[1] Ông cũng từng giữ chức Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó Thủ tướng Chính phủ), Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Đặc phái viên Chính phủ, Đặc trách Chương trình 327 về bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, Cố vấn Đặc biệt của Thủ tướng chính phủ, tham gia Ban Chỉ đạo Nhà nước về Đường Trường Sơn. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông từng là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VI, Ủy viên dự khuyết Bộ chính trị khoá V, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá IV.

Từ năm 1982, ông làm Bộ trưởng Giao thông Vận tải.

 

Câu chuyện từ "cầu treo Mùa Xuân" đến cây cầu Chương Dương

Những ngày xuân ngay sau Tết Canh Thân, đầu năm 1980, Hà Nội làm lễ khởi công để xây dựng cây cầu nhằm giảm tải cho cầu Long Biên. Cây cầu dự định xây khi ấy mang cái tên rất ấn tượng: "Cầu treo Mùa Xuân".

Nguyên do là ngày 30 tết năm Canh Thân (1980) ông bộ trưởng Nguyên có lịch ra “viếng” cầu đang khởi công. Thực tế thì mọi người trên công trường đã nghỉ tết từ ngày 23 tết (ngày cúng ông công ông táo). Chỉ huy công trường bèn cuống cuồng huy động một số công nhân ở gần địa bàn cầu đến công trường để “diễn” cho ông bộ trưởng xem.

Lúc nghe thấy tiếng búa đóng cọc nổ, ông Nguyên vui vẻ nói:

- “Tiếng búa nổ trên công trường vào ngày 30 tết thật vui tai, như tiếng pháo nổ mùa xuân”!

Thế là “tập thể đồng bào nô lệ” đồng thanh hô lên:

-    Chí phải, chí phải, cái cầu chúng ta đang khởi công hôm nay xin được lấy tên là cầu treo mùa xuân!!!

Từ đó cái tên Cầu Treo Mùa Xuân ra đời!

Tên cầu lúc khởi công (ngày 10-10-1983) là “Cầu treo mùa xuân”, sau đó tại sao lại được đổi tên thành cầu “Chương Dương

Công việc xây “cầu treo Mùa Xuân” không suôn sẻ! Vì để làm cầu treo thì vấn đề đặt ra là nó không hề đơn giản:

- Lấy đâu ra cáp treo"?

- Tiền mua cáp lấy đâu ra?

- Nguồn cáp ở đâu ra? Vì Việt Nam vẫn đang bị cấm vận…

Thế là công trình "Cầu treo mùa xuân" qua suốt mấy năm bị giẫm chân tại chỗ! Vì thế phương án cầu treo là không khả thi.

Do đó đến đầu năm 1983 thì Bộ Giao thông Vận tải và Thành phố Hà Nội quyết định thay "cầu treo" bằng "cầu cứng".

Ngày 10/10/1983 trên vị trí đã khởi công làm cầu treo lại tổ chức lễ khởi công làm cầu cứng! Cây cầu cứng này mang tên là "cầu Chương Dương".

Cầu Chương Dương nối trung tâm Hà Nội với Gia Lâm bên bờ bắc sông Hồng.

Đây là cây cầu lớn lần đầu tiên được thiết kế và thi công tại Việt Nam không được sự trợ giúp kỹ thuật của các kỹ sư nước ngoài!

Sách vở viết như thế và thực tế không có chuyên gia nước ngoài nào trực tiếp làm ở công trình.

 

A- Theo ông Nguyễn Văn Ất khi ấy là Trợ lý, kiêm phiên dịch của Trưởng đoàn chuyên gia Liên Xô xây dựng cầu Thăng Long chia sẻ thì: 

a- Cầu Chương Dương có chiều dài 1.210,9 mét, rộng 19,26 mét gồm 02 làn xe tải ở giữa, 02 làn xe con đi chung với xe máy ở hai bên cánh gà

b- Dầm thép để làm cầu Chương Dương là tận dụng các dầm thép của các cầu đường sắt được viện trợ thời chiến tranh chống Mỹ để đảm bảo giao thông, được gia công "chế" lại.

c- Sắt thép, xi măng cho cầu Chương Dương được công trình cầu Thăng Long "chi viện" rất nhiều. Thậm chí có hạng mục như các tháp kiến trúc mỹ thuật đầu cầu Thăng Long không làm để dành vật liệu cho cầu Chương Dương.

 

B- Theo một kỹ sư cầu lâu năm, người đã theo dõi từ đầu lúc còn thảo luận, bàn bạc và cả phản biện trên hội nghị, thì cầu treo mùa xuân khi không thể khả thi thì buộc phải làm một cầu khác để lấp chỗ trống.

Lúc đó 6 trụ cầu treo đã làm xong, đổ xuống sông Hồng hàng ngàn tỷ đồng không dùng vào việc gì cả và cũng không ai chịu trách nhiệm.

Viện Thiết kế Giao thông được giao ngày đêm thiết kế một phương án lấp chỗ trống.

Đó là cầu Chương Dương chữa cháy và chắp vá. Cố tận dụng 6 trụ cầu treo Mùa Xuân đã làm, tránh lãng phí.

- Rầm thép thì lấy trong kho bộ rầm cầu Long Biên được Trung Quốc viện trợ còn mới tinh dự định sau chiến tranh sẽ thay thế một cầu Long Biên mới. Vì thế các rầm thép được đem khoan cắt chế sửa, chắp vá, kiểu đầu cá vá đầu tôm, làm cho xong một cái cầu để chữa cháy.

- Sau khi kiểm tra cục Đăng Kiểm nhà nước kết luận: độ rung lắc quá quy định 6,7 lần nên không cấp phép thông xe.

Nhưng do “chính chị hay chính em” gì đó cầu vẫn cho chạy xe! (Trần Quốc Khánh)

 

.

 

3- “Cầu treo Mùa Xuân” vì sao không khả thi.

Ông Bùi Danh Lưu lúc đó là Viện trưởng Viện kỹ thuật Giao thông Cầu Giấy: (cơ quan chủ quản thí nghiệm vật liệu xây dựng cho công trình cầu đường) làm chủ nhiệm đồ án thiết kế

Trong hội nghị quyết định để có tiến hành xây dựng cầu tại vị trị đã khảo sát thiết kế. Các vấn đề đã mang ra thảo luận là:

A- Số lượng cáp để làm cầu treo qua sông Hồng tổng dài lên đến trên 1200 mét khoảng trên 5.000 tấn, theo báo cáo của Cục Vật tư lúc đó có trên 15.000 tấn (trên sổ sách).

Trên thực tế thì cáp do các nước Xã Hội Chủ Nghĩa như Liên xô, Ba Lan, Tiệp Khắc,… khi viện trợ (đã không biết dùng cáp để làm gì), vì thế nên cáp không cùng chủng lọai không thể bện với nhau làm cáp chủ đường kính > 1500 cm được.

Số lượng cáp báo cáo là trên sổ sách, có kho còn, có kho hết sạch. Trong số lượng cáp trên một số còn dùng được, đa số cáp còn lại (do không biết cách bảo quản cáp) đã bị gỉ giún không dùng được nữa. (do ông Nam cục trưởng cục Vật tư bộ GTVT báo cáo)

B- Máy bện cáp chủ đường kính trên 1500 cm. Lấy ở đâu, mua ở đâu, ai chế tạo?

C- Chế tạo Pu-li chuyển cáp trên đỉnh cột cầu treo, đường kính > 1500 cm. Lấy ở đâu, ai chế tạo?

D- Hiện trường bện cáp (bãi bện cáp chủ) > 1.500 m. Dự kiến phải phá Phố Hàng Mắm để bện cáp. (Hồi đó còn có người có ý định đặt tên là cầu treo Hàng Mắm).

 

Từ "cầu treo Mùa Xuân" đến cây cầu Chương Dương

Nguyễn Văn Ất

***

Cuối cùng thì ngày 21/06/ 1986 đến tháng 11/1996: (10 năm 138 ngày), ông Giáo sưTiến sĩ Bùi Danh Lưu (19352010) chuyên làm về Vật liệu được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ GTVT thay ông Đồng Sỹ Nguyên!!!!

Ngày 10/10/1983 trên vị trí đã khởi công làm cầu treo lại tổ chức lễ khởi công làm cầu cứng! Cây cầu cứng này mang tên là "cầu Chương Dương".

Cầu Chương Dương nối trung tâm Hà Nội với Gia Lâm bên bờ bắc sông Hồng.

Đây là cây cầu lớn lần đầu tiên được thiết kế và thi công tại Việt Nam không có sự trợ giúp kỹ thuật của các kỹ sư nước ngoài!

Sách vở viết như thế và vì không có chuyên gia nước ngoài nào trực tiếp làm ở công trình. (Thực tế nó là cái cầu chữa cháy, do phương án cầu treo đổ, nên làm sao mà nước ngoài nhảy vào để giúp được??? – (TQK)

Đúng là “sống chết mặc bay, tiền thày bỏ túi!”

Ông Bùi Danh Lưu, người làm đổ đồ án thiết kế cầu treo Mùa Xuân, người vứt xuống sông Hồng hàng mấy ngàn tỷ đồng vẫn được cấp Huân chương Lao động của nhà nước!  


Thái độ không coi ai ra gì của mấy ông lãnhđạo

 

Nếu như gia đình các ông lãnh đạo có một tí chức sắc ấy đủ ăn, thì các ông đã được dạy dỗ như những đứa trẻ bình thường khác và nếu như gia đình các ông có giáo dục thì các ông đã không coi thường người khác như cỏ rác.

Việc không được học hành, cũng không phải là lỗi của các ông, vì khi đói bụng thì như nhiều người thường nói và quan niệm rằng: “Lấy cứt ăn, để đi học à!”

Và đúng như người ta biết và thường nói với nhau là các ông đều là đồ “mất dạy” sinh ra trong các gia đình “vô giáo dục”, “đầu đường, xó chợ!”

Người xưa dạy: “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý”, (玉不琢,不成器 人不學, 不知義) nghĩa là, hòn ngọc thô kia nếu chẳng được mài giũa thì cũng chẳng thành món đồ trân quý, con người ta không học qua thầy hay bạn tốt, qua nghịch cảnh của đường đời thì chẳng thể hiểu đạo lý làm người.

Không phải mất công đi đâu, tìm ở đâu, mà cứ tiếp xúc dăm lần với các ông là biết ngay! 

Từ chỗ không được học hành, nhưng do cơ chế(!) được nâng lên cao “vô cớ”. Các ông ấy cho rằng rằng mình cũng oai ra phết, đáng quí ra phết. Từ đó ngộ nhận về bản thân mình. Điều đặc biệt họ không bao giờ chịu xem lại mình là ai, là người thế nào, mặt mũi ra sao! Bởi khi mặt họ đã vác ngược lên thì chẳng có cái gương nào xoi được cái mặt lệch của các ông ấy.

Trong lần họp để đi đến quyết định xây cầu treo Mùa Xuân, có kỹ sư lâu năm đã từng phản biện hỏi đi hỏi lại mấy lần, biện pháp để thực thi thì đều bị gạt đi và mắng rằng:

- Anh chỉ lo bò trắng răng, số lượng cáp trong kho có thừa 5 lần số lượng cáp cần để làm cầu (câu trả lời của ông Bảo Cục trưởng cục Vật Tư Bộ GTVT). Nhưng thực tế phương án cầu treo Mùa Xuân đổ vì thiếu cáp!

Do tắc trách, do không sâu sát, hay do quan liêu!!!  

 

Hay thì khen, hèn không chê!

 

Thông thường các cụ dạy: “Hay khen, hèn chê”!

Nhưng các ông trời con ít học này thì lại làm ngược lại. Tức là bất kỳ kẻ nào đã được nạp làm tay chân của các ông thì bất kỳ làm cái gì đều được khen phục tất. Thì đấy cái cầu treo Mùa Xuân bị đổ thiết kế, ném xuống sông Hồng tiền của 6 cái trụ cầu treo vài nghìn tỷ đồng, kéo dài tiến độ thi công cầu 2 năm, tai nạn trong thi công xảy ra 4, 5 vụ lớn nhỏ mà không ai bị khiển trách.

Ê-kíp vẫn liên hoan đón huân huy chương và đặc biệt ông Tiến sĩ Bùi Danh Lưu ngay sau đó  được đề bạt lên làm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải!

Thì ra câu nói của ông Đinh Đức Thiện là đúng:

“Chỉ cần học lớp 4 thì làm bộ trưởng bộ nào cũng dư sức!”

Cái nhà nước ấy mới thật là “phi thường” và “phi lý”!

                                                   

                                                                                                        Hà Nội, 2023.