tháng 11 21, 2016

Những kẻ liều lĩnh

Lúc bấy giờ là mười lăm giờ không năm phút (15:05) chiều nay, ngày mười lăm tháng chín (15/09/2016) hai vợ chồng tôi chăm chú ngồi xem vở kịch nói “Tai Biến” phát trên kênh VTV1 do toàn các nghệ sĩ hàng đầu của Việt Nam biểu diễn
Đến đoạn vai Trần Lâm (nhà báo), nói với bố là Trần Tiến (cán bộ cấp cao trong ngành Công an điều tra):  
- Anh Lưu đã lái xe cho bố mấy năm nay, anh ấy là con một đồng chí đã cùng vào sinh ra tử với bố ở chiến trường. Nay chỉ vì cái lỗi nhỏ là tham gia đánh bạc mà bị đuổi ra khỏi ngành, bố có thấy kỷ luật như vậy là quá nặng không?
- Dù quan hệ thân quen, thì kỷ luật vẫn phải chấp hành. Ông Trần Tiến trả lời.
- Nhưng con tin anh Lưu là một người tốt, là một người trung thực, một Hảo Hán(1) rất trọng nghĩa khí, thì không thể….
Lúc ấy bà vợ già tôi quay sang hỏi:
-   Thế Việt Nam ta “ra nhập” dân tộc Hán từ hồi nào thế ông?
-   Bà sao không hỏi Trung Ương lại hỏi lão này? Tôi thì làm sao biết được!
Đang đoạn mùi mẫn, nên tôi trả lời ấm ớ cho qua chuyện.  
-   Thế ông còn nhớ hôm mùng năm tháng chín (05/09/2016) vừa rồi. Trường Chu Văn An, một trường Trung học Phổ thông lớn nhất Hà Nội làm lễ khai giảng cực kỳ trọng thể. Trên cao treo một khẩu hiệu “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây – Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” dưới đề tên tác giả Hồ Chí Minh. Thày trò hoan hỉ chụp ảnh kỷ niệm lại còn đăng lên mạng xã hội (Facebook) nữa. Chả hiểu vì sao mấy giờ sau đã thấy “lột bài” đó xuống không thấy xuất hiện lại nữa!
-   Hôm nào rỗi rãi để tôi đạp xe lên trường hỏi mấy thày cô Hiệu trưởng, Hiệu phó xem sao!
-   Thế sao con cháu ngoại ông lại nói, nó xem trên mạng thấy chính ông đã viết rằng tác giả của câu nói trên là của Quản Trọng, một mưu thần của Tề Hoàn Công thời Xuân Thu Chiến Quốc, và nguyên văn câu đó là:

“Kế sách một năm, không gì bằng trồng lúa.
Kế sách mười năm, không gì bằng trồng cây.
Kế sách trăm năm, không gì bằng trồng người”.
Lại còn chụp cả ảnh câu nói đó đưa lên mạng nữa.
-   Thế à? Nó bảo là chính tôi viết trên Facebook à! Sao tôi không biết nhỉ?!
-   Với tôi ông cũng “ấm ớ hội tề” thế à?
-   Đâu có, tôi có thể ấm ớ với thiên hạ thôi, chứ đâu dám ấm ớ với bà!
-   Thế tối nay ông có muốn ăn cơm hay không thì bảo để tôi khỏi nấu.
-   Sao lại không ăn. “Không ăn thì mẻ cũng chết” nữa là tôi!

-   Ông này tại sao nhà biên kịch, đạo diễn, diễn viên kịch lại có thể liều lĩnh viết bạt mạng, nói bạt mạng rồi đem diễn cho bao nhiêu người xem. Lại còn đưa lên chiếu trên Tivi là phương tiện truyền thông đại chúng, cho cả tỷ người khắp thế giới xem nữa mà không có ai duyệt để sửa sai nhỉ? Tôi chắc “những đồng chí Tàu” mà biết dân Việt ta đã tự nhận là người Hán thì họ phải bịt miệng cười và thốt lên: “Hảo, hảo lớ!”
-   Thế tôi hỏi lại bà, một trường Trung học Phổ thông lớn và uy tín nhất Thủ đô là trường Chu Văn An mà các thày, các cô còn không chịu học, không chịu đọc, cứ căng phứa một khẩu hiệu trương rõ to lên cao giữa sân trường. Vừa sai câu chữ, vừa sai cả tác giả thì còn dạy dỗ thế hệ sau thế nào?
-   Thế mới biết muốn nịnh bợ cũng khó phết, cũng phải có kiến thức và phải đọc nhiều sách vở ông nhỉ?
-   Chả nữa!

Hà Nôi, 2016.
(1) Hảo Hán: Người đàn ông Hán tốt, dũng cảm, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu.






Quản Trọng trong sách Quản tử, có nói:
"Nht niên chi kế mạc như thụ cốc
Thập niên chi kế mạc như thụ mộc
Chung thân chi kế mạc như thụ nhân
Nht thu nht hoạch giả, cốc dã
Nht thu thập hoạch giả, mộc dã
Nht thu bách hoạch giả, nhân dã"
Tạm dịch:
"Kế một năm, chi bằng trồng lúa
Kế 10 năm, chi bằng trồng cây
Kế trọn đời, chi bằng trồng người.
Trồng một, gặt một, ấy là lúa
Trồng một, gặt mười, ấy là cây
Trồng một, gặt trăm, ấy là người"

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét